Thành ngữ là những câu nói ngắn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là nghĩa gốc mà nó thể hiện. Cùng Trung tâm Nhật ngữ SOFL tìm hiểu những câu thành ngữ tiếng Nhật phổ biến nhất nói về cuộc sống.
1. 勤勉は賢さを補う : きんべん (kinben)
賢い かしこい (kashikoi ) Thông minh.
補う おぎなう ( oginau ) đền bù cho
Câu này có nghĩa là cần cù bù thông minh.
2. 雀の涙: Suzume no namida
すずめ(chim sẻ), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), なみだ(nước mắt); “Nước mắt chim sẻ” hay như ta thường nói là “Bé như mắt muỗi” , có nghĩa là rất ít, rất nhỏ, không có gì đáng kể.
3. 一期一会: Ichigo ichie
いちご(đời người), いちえ(gặp một lần). “Đời người chỉ gặp một lần”. Câu này có thể hiểu là: “nhất kỳ nhất hội”. Đây là câu thành ngữ có nguồn gốc từ một Triết lý trong Trà Đạo. Triết lý này muốn nói rằng mọi cuộc gặp gỡ trong đời chỉ đến một lần nên hãy trân trọng nó, đối xử với người khác bằng cả tấm chân tình để sau này không phải hối tiếc.
4. 雨降って地固まる: Ame futte ji katamaru
あめ(mưa), ふって(thể Te của động từ Furu, có nghĩa là rơi), じ(đất), かたまる(cứng lại); “Mưa xong thì đất cứng lại”. Ý nghĩa nôm na của câu nói này là sau những khó khăn sẽ là sự bắt đầu của mọi điều tốt đẹp. Đừng nên quá tuyệt vọng.
5. 花よりだんご: Hana yori dango
はな(hoa), より(hơn), だんご(bánh hấp); “bánh hấp hơn hoa”. Câu này có nghĩa là bạn phải có thái độ và suy nghĩ thực tế chứ đừng viển vông; phải chọn những thứ có giá trị thực tế chứ không chỉ là giá trị tinh thần.
6. 水に流す: Mizu ni nagasu
みず(nước), に(giới từ, trong câu này có nghĩa là vào trong), ながす(làm, để cho chảy);”Để cho chảy vào trong nước”. Một cách nói khác của người Việt là: hãy để quá khứ là quá khứ”. Câu này muốn nói với bạn rằng, hãy quên những rắc rối và điều không hay trong quá khứ đi, và bắt đầu một khởi đầu mới.
7. おれんに腕押し: Oren ni udeoshi
おれん(rèm cửa ra vào của hiệu ăn), に(giới từ, trong câu này là giới từ chỉ sự tác động), うで(cánh tay), おし(đẩy); “Cánh tay đẩy rèm cửa”. Câu này có thể hiểu là “đánh vào không khí (thì không có kết quả gì)”, có nghĩa là: một phía có chủ động đến đâu thì phía kia cũng không có hoặc không không biểu lộ phản ứng gì.
8. 目が肥える: Me ga koeru
め(mắt), が(giới từ chỉ chủ đích), こえる(phong phú, giàu có) “Mắt phong phú”. Nói như người Việt mình là “có con mắt tinh đời (đối với sự vật)”. Câu này ý chỉ những người có nhiều kinh nghiệm sẽ nhìn nhận được giá trị và khả năng của một vật nào đó.
9. 油を売る (あぶらをうる) (Abura wo uru)
Trực dịch: “Bán dầu”. Câu này có nghĩa chỉ hành động nói chuyện phiếm để giết thời gian hoặc trốn việc. Đây là câu thành ngữ có nguồn gốc từ những người đi bán hàng cho các cô các bà bằng cách dành thời gian nói những chuyện trên trời dưới biển.
10. 大風呂敷を広げる: Ooburoshi o hirogeru
おお(to, lớn), ふろしき(khăn tắm), を(giới từ chỉ mục tiêu), ひろげる(trải rộng ra); “Trải rộng chiếc khăn tắm lớn” có nghĩa là: nói hoặc vẽ ra một kế hoạch không có khả năng thực hiện.
11. 年寄りは家の宝 (としよりはいえのたから) (Toshiyori wa ie no takara)
Trực dịch: “Người già là tài sản quý báu của gia đình”. Câu này có nghĩa là người già là người hiểu biết nhiều, có nhiều kinh nghiệm, vì vậy có một vai trò rất quan trọng đối với gia đình. Câu này có thể được xem như là một câu tương đương với “Kính lão đắc thọ” của người Việt.
12. 隣の家の宝を数える / 人の宝を数える (となりのいえ(ひと)のたからをかぞえる) (Tonari no ie (hito) no takara wo kazoeru)
Trực dịch: “Đếm tài sản của nhà hàng xóm/của người khác”. Đây là câu thành ngữ chỉ những việc làm vô ích. Có thể coi thành ngữ “Dã tràng xe cát biển Đông. Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì” là một câu có ý nghĩa tương tự.
13. 働かざる者食うべからず ( はたらかざるものくうべからず ) (Hatarakazaru mono kuu bekarazu)
Trực dịch: “Người không làm việc thì không nên ăn”, có nghĩa là con người sinh ra là phải làm việc, không làm việc thì không đủ tư cách sống trên đời. Đây là một trong những câu thành ngữ tượng trưng cho sự chăm chỉ, cần mẫn của người Nhật trong lao động.
14. 鶴の一声: Tsuru no hitokoe
つる(con sếu), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), ひとこえ( một tiếng kêu); “Sếu” trong câu này tượng trưng cho người có quyền lực, “Một tiếng kêu của con sếu”, hay nói như người Việt “Miệng nhà quan có gang có thép”, có nghĩa là: một tiếng nói của người có quyền lực cũng đủ để quyết định sự việc.
15. 渡りに船: Watari ni fune
わたり(lối đi, đường đi qua), に(ở, trên), ふね(thuyền); “Con thuyền trên lối đi”, tương tự tục ngữ của Việt Nam “chết đuối vớ được cọc”, có nghĩa là bạn gặp vận may đúng lúc đang khó khăn, hoặc điều mình mong ước bỗng dưng thành sự thật.
16. 草を打って蛇を驚かす ( くさをうってへびをおどろかす) (Kusa wo utte Hebi wo odorokasu)
Trực dịch: “Động cỏ làm rắn hoảng”. Đây là một thành ngữ tương tự như câu rất quen thuộc với người Việt: “Đánh rắn động cỏ”, có nghĩa là có những việc chỉ vô tình nhưng lại dẫn đến kết quả bất ngờ.
17. 二足のわらじ: Nisoku no waraji
にそく(hai đôi), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), わらじ(dép rơm); “Hai đôi dép rơm”. Câu này có thể hiểu là “một người đi hai chiếc dép rơm khác nhau” hay “một người làm hai công việc cùng một lúc”, có nghĩa là: một người kiêm cùng một lúc hai công việc có tính chất khác nhau.
18. 猫猫に小判: Neko ni koban
ねこ(con mèo), に( giới từ, trong câu này có nghĩa là đối với), こばん(tiền xu làm bằng vàng trong thời kỳ phong kiến của Nhật Bản); “Đồng bằng vàng đối với mèo”, tương tự với câu tục ngữ Việt Nam “Đàn gảy tai trâu”, có nghĩa là bất kỳ thứ gì, dù có giá trị đến mấy cũng không nghĩa lý gì với những người không thể hiểu nó.
19. 下駄をあずける: Geta o azukeru
げた(guốc gỗ của Nhật), を(giới từ chỉ mục tiêu), あずける(gởi ký thác) “Gửi ký thác guốc gỗ”. Nói như người Việt mình là ” đá bóng sang chân người khác”. Câu này có nghĩa là việc của mình nhưng lại đẩy sang cho người khác làm, việc của mình nhưng lại làm liên quan đến người khác.
20. 竹を割ったよう: Take o watta you
たけ(tre), を(giới từ chỉ mục tiêu), わった(thể Ta của động từ waru, nghĩa là bẻ), よう(giống); “Giống như bẻ tre”. Câu này có thể hiểu là “giống như khi bẻ đôi một thanh tre một cách dứt khoát”. Câu này chỉ người có tâm tính cởi mở, thẳng thắn.
Trên đây là một số thành ngữ tiếng Nhật được sử dụng thường xuyên trong đời sống, hãy áp dụng chúng vào để khiến những cuộc hội thoại của bạn trở nên phong phú và hiệu quả hơn nhé.
>>> Chỉ bạn cách nói "anh yêu em" bằng tiếng Nhật khéo léo nhất
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển(gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi) - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!